Tu Đức (Bài 4): Đức Can Đảm

I/ Bản chất đức can đảm:

Theo giáo huấn của Giáo Hội: Đức can đảm là một luân đức giúp ta mạnh mẽ và kiên định để theo đuổi điều thiện trong những lúc gặp khó khăn, nó củng cố sự quyết tâm của ta chống lại các cám dỗ và thắng lướt những trở ngại.

Đức can đảm làm cho ta đủ khả năng chiến thắng sự sợ hãi và thắng cả sự chết, đương đầu với mọi thử thách và những sự bách hại . Nó chuẩn bị cho ta đi tới chỗ từ bỏ mọi sự và chấp nhận hy sinh mạng sống để bảo vệ một chính nghĩa (1808).

Như thế, đức can đảm sẽ làm cho ta được anh dũng chu toàn những công việc khó khăn cách can đảm, dù phải hy sinh mạng sống, không sợ hãi, cũng không táo bạo. Đức can đảm luôn giữ mực trung dũng giữa sợ hãi và táo bạo, nó khử trừ sự sợ hãi, vì sợ hãi làm suy giảm nghị lực, không dám tiến bước, nó tẩy chay táo bạo, vì táo bạo sinh ra liều lĩnh và đưa tới thất bại.

II/ Đặc tính của đức can đảm: có 2 đặc tính:

1. Dám lãnh trách nhiệm khó khăn: Muốn đạt mục đích thánh thiện, cũng như muốn công thành danh toại, cần phải can đảm, dám lãnh những trách nhiệm khó khăn / và bền chí thực hiện tới thành công, cho dù gặp nhiều cam go thử thách, cũng cố gắng vượt qua.

2. Dám đương đầu với nghịch cảnh: Theo Thánh Toma, “Dám đương đầu với nghịch cảnh còn khó hơn dám lãnh trách nhiệm khó khăn”. Trên trần gian đầy những nghịch cảnh, bất trắc trong cả 2 lãnh vực tinh thần và vật chất, khiến ta tiến thoái lưỡng nan. Tiến là lúc ta còn nhiều nghị lực và hy vọng, thoái là lúc ta suy nhược, nản chí, tiến mau chóng hay chậm chạp là hệ tại ở ta; còn thoái lui, nản chí là tùy ở kẻ thù của ta.

Kinh Thánh đã quả quyết: “Lửa thử vàng, gian nan thử người công chính” (Prov. châm ngôn 17, 3). Như vàng cần phải được tôi luyện trong lửa thế nào, thì người công chính cũng cần được thử luyện trong gian khổ như vậy.

III/ Phân loại: Có 2 đức liên hệ:

Đức khoán đạt và đức đại độ: Giúp ta dám lãnh trách nhiệm khó khăn.

Đức nhẫn nhục và đức kiên nhẫn: Giúp ta dám đương đầu với những cam go, nghịch cảnh.

IV/ Thực thi đức can đảm:

Cần khử trừ tính lo sợ, vì nó thường cản trở ta tiến đức, chẳng hạn: sợ nguy hiểm, khó khăn, phê bình, dòm ngó, chống đối. Hãy luôn tự nhủ: “Chỉ có một điều đáng sợ là phạm tội làm mất lòng Chúa” , mọi sự khác rồi sẽ qua đi.

Thà mất lòng người đời còn hơn làm mất lòng Chúa.

Ta suy gẫm gương can đảm của Chúa Yesus: Từ khi nhập thể đến lúc tử hình trên thập giá, vẫn tin tưởng vào sự trợ giúp của Chúa Cha .

Trong Kinh Thánh có 365 lần chữ “Đừng sợ”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *