Tu Đức (Bài 1): Khái niệm về nhân đức

1) Định nghĩa: Theo Thánh Toma Aquinô: Nhân đức là một tập quán mà ta có thể tập luyện được, nó hoàn hảo hóa con người để ta thực thi các việc thiện.

Theo người Roma, nhân đức là một sức mạnh tinh thần mà con người phải kiên trì mới tập luyện được / Xét theo phương diện tự nhiên, nhân đức là thói quen tốt do tập luyện, khiến ta có thể làm việc thiện cách dễ dàng, mau chóng và thích thú / Xét theo phương diện siêu nhiên: Nhân đức là một tập quán tốt do thiện chí đáp ứng tiếng thúc dục trong tâm hồn và ngoan ngoãn thực thi điều Chúa muốn.

Theo giáo huấn của Giáo Hội: Nhân đức là một xu hướng thường xuyên và kiên định để làm điều thiện, không những giúp ta thực hiện những hành vi tốt mà còn muốn cống hiến hết khả năng của mình cho Chúa, cho tha nhân (GL số 1803).

2)Phân loại: Nhân đức có 2 loại:

a. Nhân đức tự nhiên: Là tập quán do công tập luyện khiến ta dễ làm việc thiện phù hợp với lẽ phải.

Ví dụ: Lòng thương người nơi lương dân

b. Nhân đức siêu nhiên: Là tài năng Chúa phú vào linh hồn cùng với ơn Thánh, khiến ta có khả năng thực thi các việc siêu nhiên đáng được ân thưởng vinh phúc đời sau.

Ví dụ: Lòng yêu tha nhân vì Chúa.

Khác nhau ra sao? Nhân đức siêu nhiên là do Chúa phú vào linh hồn, nên cũng được gọi là nhân đức thiên phú / Còn nhân đức tự nhiên là do công ta luyện tập được.

Các nhân đức tự nhiên đều trở thành siêu nhiên ở nơi người tín hữu, vì chúng được Chúa phú vào hồn, được thực thi bởi lý do siêu nhiên.

* Ví dụ: Lương dân thương giúp người nghèo khổ vì tình đồng loại, lòng nhân đạo, tức là họ yêu thương vì lẽ tự nhiên của tình người / Còn người tín hữu lại yêu thương tha nhân không những vì lý do tự nhiên mà còn vì lý do siêu nhiên, tức là vì đức bác ái Chúa Yesus dạy, vì yêu mến Chúa và do ơn Thánh thúc giục / Chính do động lực siêu nhiên đó, ta mới có thể yêu thương cả những người lăng nhục ta, thù ghét, bắt bớ ta và còn có thể hy sinh cả tính mạng vì các linh hồn ấy nữa!

Xét theo đối tượng, các nhân đức được chia làm 2 loại:

a. Các nhân đức đối thần: Trực tiếp quy hướng về Thiên Chúa như cùng đích / Có 3 nhân đức: Tin, Cậy, Mến.

b. Nhân đức luân lý (Sách giáo lý gọi là những đức tính căn bản – GL số 1805): Trực tiếp giúp ta cải thiện đời sống, dẹp bỏ các chướng ngại, cung cấp các phương thế giúp ta quy hướng về Chúa, gián tiếp đưa ta đến kết hiệp với Ngài / Nhân đức luân lý chính thì có nhiều, nhưng được bao gồm trong 4 nhân đức chính: Khôn ngoan / công bình / can đảm / tiết độ.*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *